Chào bạn,
Tiếp nối theo chủ đề Tài chính cá nhân với bài Post Covid, Canada và FIRE đã thay đổi tư duy tài chính cá nhân của mình như thế nào, hôm nay mình sẽ chia sẻ với bạn về 5 Tips đơn giản để thay đổi tư duy tài chính của bạn nhé.
TẠI SAO TƯ DUY LẠI QUAN TRỌNG HƠN CÔNG CỤ
Bạn có thể bỏ rất nhiều tiền ra mua sách, mua các công cụ quản lý tài chính (spreasdsheet, apps), bạn có thể cảm thấy rất hào hứng thay đổi mình trong những ngày đầu tiên khi tìm hiểu về tài chính cá nhân, về FIRE.
Cùng với Google bạn có thể tìm được hàng ngàn bài blog, bài báo về các bước đạt được mục tiêu. Nhưng chắc bạn biết rằng, để hoàn thành một mục tiêu, bạn cần nỗ lực, cần phương pháp đúng, và cần biết cách tự khích lệ bản thân mình.
Nếu không có một tư duy và niềm tin phù hợp, bạn có thể sẽ bỏ cuộc giữa chừng và chặc lưỡi thôi, để sau. Mindset này giống như kim chỉ nam để chúng ta tiếp tục mục tiêu .
5 TIPS GIÚP BẠN THAY ĐỔI TƯ DUY ĐỂ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN VÀ XÂY DỰNG TÀI SẢN
Loại bỏ các niềm tin giới hạn
Bước đầu tiên quan trọng nhất đó là bạn phải gạt bỏ các niềm tin giới hạn mà chúng ta vốn bị “brainwash” từ khi sinh ra. Một số niềm tin đó là:
-Tôi phải đi làm công ăn lương thì mới có đủ tiền
-Mọi nguồn lực đều có hạn (tôi chỉ có thể kiếm được có thế)
-Tiền bạc là nguồn gốc của tội lỗi.
-Tôi không thích bị coi là người mê tiền
-Tiền bạc không quan trọng, tiền bạc chỉ là tiền thôi
-Người giàu càng giàu và người nghèo càng nghèo
-Tôi không giỏi quản lý tiền
-Gia đình tôi chưa bao giờ giàu (vậy làm sao mà tôi giàu được)
-Mong muốn có nhiều tiền thì ích kỷ / xấu xa/ không tốt (điền mọi điều tiêu cực vào đây nếu bạn muốn).
Chắc hẳn khi mình viết những limited belief này ra bạn sẽ thấy nó hơi quen quen phải không? có phải trước giờ bạn đã có ít nhất một niềm tin như vậy về tiền không?
Tiền chỉ là công cụ. Bản chất tiền không xấu và không tốt. Tiền là một dạng “năng lượng”. Nếu bạn nghĩ kỹ, tiền có thể giúp chúng ta mua được thời gian. Cho chúng ta thêm lựa chọn. Có tiền giúp chúng ta tự chủ độc lập hơn trong cuộc sống, không bị phụ thuộc vào bố mẹ / sếp / công ty , có tiền giúp chúng ta lấy lại được thời gian bán cho công ty để mua tiền, dành thời gian cho gia đình. Có tiền chúng ta có thể giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình.
Tiền chỉ xấu khi nó được tạo ra với các phương pháp xấu xí và không đàng hoàng. Bản chất nó không xấu. Hãy nhớ điều đó
Quyết tâm trở nên dư dả/ giàu có / độc lập về tài chính
Nếu không có một quyết tâm này thì bạn sẽ rất dễ trượt đi trên hành trình của mình. Chúng ta phải có niềm tin rằng cùng với thời gian và nỗ lực, chúng ta sẽ trở nên dư dả. Những điều chúng ta đang và sẽ làm đây sẽ góp những viên gạch nhỏ cho mục tiêu lớn đó.
Quyết tâm này có thể coi như một cách sạc năng lượng cho tư duy của bạn. Bởi vì bạn quyết định và quyết tâm, bạn sẽ đầu tư thời gian và sức lực để đạt được nó. Nếu chưa bắt đầu bạn đã tin “mình chắc không giàu được đâu”, như vậy bạn đã tự đặt dấu chấm hết cho hành trình của mình.
Suy nghĩ về lý do tại sao bạn muốn độc lập tài chính / giàu có
“There is no one who would guarantee you the Security, Financial Independence and the LifeStyle that you want except Yourself”
Haisah Aisya Joohary
Tùy vào tính cách và các giá trị cốt lõi của mỗi cá nhân, mỗi người lại có một động lực khác nhau để bắt đầu hành trình FIRE, hoặc bắt đầu quản lý tài chính cá nhân một cách có trách nhiệm. Để trả lời được câu hỏi này cho chính bạn, bạn cần ngồi lại và tự suy ngẫm về cái “TẠI SAO” của mình.
Một số lý do bạn muốn trở nên độc lập tài chính hoặc giàu có có thể là:
-Tự do về thời gian
-Có khả năng dành những điều tốt nhất cho con cái
-Tự do khỏi lo lắng về tiền bạc và trả nợ
-Giúp đỡ gia đình, những người kém may mắn
-Dành thời gian bên gia đình thay vì liên miên làm việc
-Có tiền đi du lịch, mua sắm, mua nhà..
Tùy vào những cái “why” này mà mục tiêu FIRE của bạn cũng khác nhau. Con số FIRE cũng khác ở mỗi thành phố, mỗi đất nước.
Xác định những gì thật sự quan trọng với bạn và bỏ qua các tiêu chuẩn xã hội đặt ra
Trong xã hội này có rất nhiều “noise” – những tiêu chuẩn “vô hình” hay “hữu hình” về sự giàu có. Chúng ta thường quên mất có nhiều hơn một tiêu chuẩn chung về sự giàu có. Giàu có không có nghĩa là có một nhà, một xe, một du thuyền. Định nghĩa về giàu có của người này có thể khác với người khác. Với người này sự giàu có có thể là được tự do sống cuộc đời không lo lắng về tiền bạc du lịch trên một chiếc xe van. Với người khác là chủ một start up vài triệu đô.
Điều quan trọng là chúng ta phải gạt bỏ đi những tiêu chuẩn “chung” của xã hội để tự tạo cho mình một tiêu chuẩn về sự giàu có. Bạn cần bao nhiêu để cảm thấy hài lòng và vừa đủ? Bạn sẵn sàng bỏ qua những gì để đạt được mục tiêu đó? Để đạt được FIRE, bạn có sẵn lòng ở một căn nhà nhỏ hay đi thuê để tiết kiệm chi phí và tăng tốc đầu tư (‘invest the difference”)?
Chúng ta phải ngừng so sánh với người khác và bắt đầu hành trình của chính mình. Mỗi người có một con đường và mục tiêu riêng. Hãy tin rằng bạn biết được cái gì quan trọng với bạn và xác định con số FIRE bạn cần đạt tới.
Tập làm quen với nỗi sợ, đi sâu vào ngõ ngách tâm lý của chính bạn và hiểu chính mình
Lo lắng, bồn chồn hoặc sợ hãi là những tâm lý rất bình thường khi chúng ta bắt đầu hành động để mong đạt được một mục tiêu lớn. Chúng ta sợ là chúng ta sẽ bỏ cuộc. Sợ rằng chúng ta không biết cách đầu tư và mất hết tiền, sợ không biết quản lý tài chính như thế nào cho đúng. Sợ những gì chúng ta chưa biết.
Trong quản lý tài chính và đạt đến mục tiêu FIRE, có những trường hợp bạn sẽ cảm thấy cực kỳ không thoải mái, ví dụ như:
-Đầu tư vào thị trường chứng khoán và mất 20-30%
-Không đạt được mục tiêu tiết kiệm (saving rate) mỗi tháng (do có những chi phí bất thường)
-Thị trường tăng trưởng không như mong đợi
-Bạn ra một quyết định đầu tư sai lầm và tự trách bản thân
-Bạn lười không tiếp tục budgeting
Có vô vàn trường hợp bạn sẽ phải học cách tự xử lý những cảm xúc tiêu cực này. Tin xấu là chúng không biến mất theo thời gian. Tin tốt là cùng với thời gian bạn sẽ quen dần và biết cách “chấp nhận” cảm xúc nhưng không để nó cuốn phăng mình đi (I’ve been there done that).
Có hai cách để đương đầu với nỗi sợ hãi: cách thứ nhất là không làm gì cả và “mắc kẹt” trong nỗi sợ hãi. Cách thứ hai là chấp nhận nó như một phần của cuộc hành trình và cứ đi tiếp.
Trong những lúc bạn thấy lo lắng, sợ hãi, hãy nhắc nhở bản thân rằng mỗi bước mình làm mỗi ngày đều có một ý nghĩa nhất định, nhiều bước nhỏ sẽ tạo nên một tiến bộ lớn. Hãy review lại hành trình sau mỗi 2-3 tháng và ăn mừng các thắng lợi nhỏ ( “celebrate small wins”). Và đừng quên cảm ơn chính bạn vì bạn đã kiên định đi tiếp.
Kết
Có một tư duy đúng đắn và phù hợp quan trọng hơn mọi công cụ. Tuy nhiên một công cụ tốt (như Personal Finance Dashboard) sẽ giúp bạn bắt đầu hành trình trơn tru hơn.
Mình mong bạn sẽ vượt qua bước đầu tiên này, cởi bỏ được những niềm tin giới hạn. Để tự khích lệ bạn có thể follow những người có những thành công trong FIRE, đọc những cuốn sách, blog để bạn không cảm thấy cô đơn trên hành trình này. Và nhất là phải tin vào chính mình. Phần thưởng sẽ đến , một ngày không xa.
Hi there, thanks for reading ! If you're interested in exploring more of my website, be sure to check out my other blog categories, where you'll find a wealth of information on a variety of topics. And if you're looking for some personalized guidance on mindset or money management, I'd love to help. Feel free to reach out to me for coaching services. I'm here to support you on your journey to living an intentional life. If you want to take your financial journey to the next level, and make extra income? Sign up for our free 7-day blog course and sign up to access to our free resources library (link below) ! It's packed with tips, tools, and templates to help you achieve financial freedom. Sign up now and let's make it happen!
Leave a Reply