Lâu lắm rồi mình mới viết lại tiếng việt trong blog này, chắc mọi người cũng để ý bài viết gần đây của mình đều bằng tiếng anh, lý do là vì mình muốn nội dung của mình đến được với nhiều người hơn, người Việt Nam thì chắc ai cũng đọc được tiếng anh còn người nước ngoài không phải ai cũng hiểu được tiếng việt. Hơn nữa viewers của mình đến từ khắp nơi chứ không chỉ việt Nam nên mình nghĩ tiếng anh là một sự lựa chọn hợp lý.
Tuy nhiên trong bài hôm nay, chia sẻ cảm nghĩ, trải nghiệm và kinh nghiệm giúp các bạn đi từ trung bình tiếng anh lên khá giỏi tiếng anh , mình muốn viết bằng tiếng việt, vì người đọc mục tiêu (target audience) của mình chính là các bạn người Việt Nam. Mình đã ở Canada 4 năm hai ngày kể từ ngày viết bài này, wow thời gian trôi nhanh thật
Không biết các bạn có nghĩ như mình không, là cái tiếng anh học IELTS nó rất khác tiếng anh giao tiếp hàng ngày, còn chưa kể là tiếng anh giao tiếp trong môi trường công sở.
Nói chung là một năm đầu qua mình thật sự choáng và tự ti với tiếng anh của mình, mặc dù mình đã từng đi học ở Mỹ, điểm nói của mình cũng ko đến nỗi nào, nhưng mình nhận ra là tiếng anh trong môi trường công sở nó rất rất là khác, khác với cái mình học và cả môi trường học thuật.
Mình muốn chia sẻ một số điều mình cảm nhận và suy nghĩ của mình về vụ nói tiếng anh, welcome các bạn cũng chia sẻ them nhé
· Communication trong văn phòng: dân bên này thường hay nói dài dòng và lòng vòng, vừa nói vừa nghĩ (tất nhiên không phải ai cũng vậy), TA nó gọi là long winded. Lúc mới qua mình rất đau đầu vì ko hiểu thực sự ý của mấy ông này là gì? Mấy bạn nhập cư thì có vẻ nói có trọng tâm hơn, nhưng đa phần văn hóa công sở bên này họp nhiều, nói nhiều, mình phải siêu tập trung thì mới hiểu core message, đôi khi nghe không dc hết lại bị miss ý chính á. Tóm gọn lại là communication nó rộng hơn TA nhiều và nó là cả một nghệ thuật, phải hiểu về văn hóa cách giao tiếp thì mình mới lựa từ cho đúng. Có cách nào không? Mình chỉ thấy là không có cách nào khác ngoài practice và để ý quan sát tụi native nó trình bày ý như thế nào và mình học theo. Đôi khi cũng phải long winded chứ nói theo kiểu châu á thẳng đuột 1 câu không giải thích long vòng có khi sẽ bị đánh giá là giao tiếp kém.
· Accent + pronounciation : không phải cứ ở Canada đâu là TA nói hay và có accent chuẩn, mình gặp rất nhiều người VN ở đây lâu mà TA vẫn đặc sệt accent VN. Quan điểm cá nhân mình là mình luôn cố gắng giảm accent để tập nói giống cho người bản xứ, communicate bên này rất quan trọng, nên mình muốn giảm tối đa “friction” có thể. Hơn nữa không phải cứ ở lâu là nói hay, phải đào sâu, biết được điểm yếu điểm mù của mình ở đâu, người VN có một số âm hay bị nói sai như R, L (uốn lưỡi), bạn có thể tìm các speech therapist làm với họ vài buổi để họ chỉ ra chỗ mình hay sai và luyện tập. Mình đã có vài session với speech therapist và họ giải thích cực kì cặn kẽ vì sao mình hay bị sai, chỗ đặt lưỡi ntn, miệng mình phải ntn …thì mới phát âm chuẩn.
· Intonation: intonation là cái mà mình thấy chẳng có ông bà thầy cô nào ở VN dạy cả , mà nó chính là cái deal breaker để một người có sound giống native hay không. Intonation là cái siêu siêu khó dậy, có lẽ thê nên ít người dạy , mn chỉ dạy về phát âm, vocab, grammar thôi. Intonnation có thể hiểu là cách luyến láy trong một câu, nhấn nhá lên bổng xuống trầm để thể hiện sắc thái. Tiếng anh rất khác tiếng việt vì đặc thù cấu trúc , TV có 5 dấu, nhưng khi nói thì tông giọng khá là đều đều và ngang, nếu bạn dung cách nói đó nói tiếng anh thì bạn sẽ thấy nó rất là flat và đều đều, nghe rất Vietnamese Đấy là một lí do mà các bạn Sing với Malaysia hoặc ấn mặc dù họ nói tiếng anh trôi chảy nhưng tiếng anh của họ nghe vẫn đặc sệt châu á.
· Lấy hơi: Một lý do khác đó là người VN khi phát âm thì hơi chủ yếu nói ở đầu lưỡi, còn các từ TA dung nhiều âm gió và có ending sound, các âm được phát từ cổ họng nhiều hơn nên nghe tiếng nó sâu và dày hơn (đặc biệt là giọng anh mỹ, giọng anh anh thì họ cũng nói ở đầu lưỡi nhiều hơn).
Phần 1 sẽ tạm dừng ở đây, các bạn đón chờ bài phần 2 nhé.
Leave a Reply