Table of Contents
Đọc bài chia sẻ bằng tiếng anh tại đây
CFA là một trong những kỳ thi được coi là khó nhằn nhất, rất nhiều người đã phải thi đi lại vài lân mới chinh phục được kỳ thi này. Mình muốn chia sẻ kinh nghiệm chinh phục Level 2 của mình, tuy nhiên cách học này đã giúp mình vượt qua 3 level của kỳ thi này “bách phát bách trúng” và không tốn tiền tốn công thi lại. Mình hy vọng có thể giúp được các bạn.
Nói một chút về background: Mình học đại học Ngoại Thương và sau đó đi học MBA ở Mỹ, do đó mình có lợi thế một chút về đọc hiểu và viết Tiếng Anh hơn một số bạn. Chỉ là một xíu thôi nhé vì mình biết các bạn trẻ giờ rất giỏi. Tại sao tiếng anh quan trọng và mình đề cập nó ở đây? Lý do vì bạn sẽ phải hiểu các khái niệm kinh tế tài chính bằng tiếng anh, sau đó là viết câu trả lời bằng tiếng anh – trong áp lực thi cực lớn- cho level 2 và 3. Nếu tiếng anh của bạn chưa đủ ở một mức nào đó thì bạn đã có bất lợi rồi.
- Level 1: trắc nghiệm
- Level 2: Làm case / vignette và trắc nghiệm
- Level 3: Làm case vignette và viết essay
Mình tự học toàn bộ, không theo trung tâm nào. Đến level 3 mình có học tại AFTS giai đoạn review lại vì đợt đó mình hơi bận đi làm, nhưng phần review đó cũng khá nhỏ và mình vẫn tự coi là mình tự vỡ kiến thức chứ không nhờ thầy cô nào hết.
Bài viết này mình chia sẻ từ năm 2012- cách đây 9 năm từ hồi mình mới biết kết quả thi Level 2- Level 2 có thể coi là level nặng nhất trong 3 level. Mình giữ lại y nguyên vì muốn giữ lại những cảm xúc vẹn nguyên ngày đó.
Nghe trên Podcast
Các bạn cũng có thể nghe thêm mình chia sẻ trực tiếp tại podcast dưới đây, trong đó mình nói thêm về những suy nghĩ của mình về giá trị của CFA Charterholder đối với cá nhân mình!
Đừng quên nghe thêm các podcast khác trong Podcast và follow mình nhé!
KINH NGHIỆM HỌC CFA LEVEL 2– và áp dụng chung cho cả 3 Level
Disclaimer: Ngoài kia nếu bạn google KN học CFA level 1 mình tin có rất nhiều post liên quan, nhưng nếu bạn tìm cho level 2, chắc sẽ rât ít. Vì mình mới biết kết quả và cảm giác về quá trình học vừa qua còn fresh nên mình nghĩ có lẽ nên ghi ra cách học , những thay đổi về tâm lý …..sẽ giúp ích được cho bạn , mình tin là nêu bạn áp dụng với 2 chữ persistance và discipline , bạn sẽ pass. Tất nhiên có nhiều người ngoài kia không học như mình mà họ vẫn pass, có thể cao, có thể marginal pass, có người học on-off, có người học 10 tiếng 1 ngày trong 1 tháng, có người học 2-3 tuần. Tuy vậy hãy tạm coi đó là các siêu nhân. Chúng ta là “average Joe” nên hãy cứ theo phương pháp của một “average Joe”

P/S: Mình xin lỗi nếu cách dùng anh việt lẫn lộn có làm bạn khó chịu ☺
Một số điểm khác biệt đáng lưu ý giữa Level 1 và 2 CFA:
Có một số ví von như sau, L1 là breeze, L2 là storm ,hay L1 là “an animal”, L2 là “a beast”. Nói chung sự ví von này có phần đúng và bạn chắc cũng có nghe nhiều người nói Level 2 là khó nhất. Thực ra nhìn chung mỗi level sẽ có cái khó khác nhau. L1 khó ở chỗ bạn có thể chưa quen với cách học, các khái niệm mới, cách thi, cảm giác vào phòng thi., L1 cũng rất rộng. L2 nặng về tính toán , rất rất nhiều thứ để lưu vào CPU, và đào rất sâu. L3 mình chưa thi nhưng theo các anh chị CFA Charter holder phần này cũng rất dễ toạch vì nó thi kiểu essay. Anyway đó là câu chuyện khác. Level 2 bạn nên học kết hợp giữa Curriculum và Notes vì khả năng bị hỏi sâu và những vấn đề chưa chạm đến ở notes là rất cao.
– Tài liệu học CFA:
Tài liệu mỗi người sẽ có preference khác nhau nhưng cá nhân mình vẫn trung thành với Scheweser notes vì nó viết cô đọng nhưng không quá rút gọn, dễ hiểu tập trung và đi vào vấn đề. Tuy nhiên ở level này sẽ có cái khác level 1 là bạn nên chuẩn bị tinh thần học cả Curriculum nữa nhé. Tuy mình học tập trung notes nhưng vấn sử dụng thêm mindmap của trung tâm AFTC cho dễ hiểu và một số summary các công thức tìm được ở trên mạng.
– Thời gian học CFA:
Theo CFA recommends và kinh nghiệm thực tế của nhiều candidate đã pass, trung bình cần 250 giờ để họ chuẩn bị cho các level. Điều này không có gì phản khoa học vì với khối lượng học rât rất nhiều, mà phải ghi nhớ để “tung chưởng” chỉ trong 1 ngày, não của bạn cần có thời gian để va chạm với các kiến thức, các khái niệm, cần thời gian để link chúng lại với nhau, nhìn ra các mối quan hệ giữa chúng, ví dụ interest rate sẽ có impact trái chiều đối với call option và put option, time to maturity thì cùng có impact như nhau với giá của call, hay discount rate assumption sẽ ảnh hưởng thế nào đến pension expense, đến liabilities của công ty? Nó là một chuỗi mắt xích liên kết với nhau mà chúng ta khó có thể ngày 1 ngày 2 hiểu ngay và nhớ ngay được, đặc biệt khi các bạn không thường xuyên làm việc liên quan đến các khái niệm này. Vậy thì chúng ta phải coi như việc “học” như bắt não bộ “làm việc”. Đơn giản thế thôi. Practice makes perfect.
– Cách học CFA sao cho hiệu quả và tối ưu thời gian :
o Đọc notes và take notes, mình mua một quyển vở thật dầy và chia ra các phần để vừa học vừa ghi lại các công thức, các khái niệm cần nhớ. Nhiều người khác không cần như vậy, học đọc notes và khi ra sách là đủ. Với mình việc viết công thức cho quen tay quan trọng hơn nhiều người khác vì trong khi viết mình hiểu và nhớ được công thức đó hơnn là chỉ nhìn bằng mắt, sẽ trôi rất nhanh
.
o Nên dành ra khoảng 3 tháng đầu tiên cho việc đọc Notes kết hợp với Curriculum, nghĩa là phần nào khó hiểu thì lôi Curriculum ra đọc . Song song trả lời các concept checker (phần này thực ra ở level này mình không thấy có ý nghĩa lắm vì format level 2 là Vignette, không phải các câu hỏi ngắn nên đòi hỏi các kỹ năng khác, anyway mình vẫn recommend vì sẽ giúp bạn apply các công thức ngay lập tức sau khi học). Hãy nhớ, đọc một cách chủ động. Take notes!
o Sau khi đọc xong Round 1, bạn có thể thấy thấm mệt. Trong lúc này mình có thể take a quick break from books bằng cách viết flashcard. Mình có một bộ flashcard chắc tầm 100 cái ghi ra các công thức, khái niệm mà mình cảm thấy quan trọng, mình thấy không tự tin khi học, các mối quan hệ, ảnh hưởng giữa các nhân tố với nhau. Khi rảnh ví dụ như đi chơi xa, hay giờ nghỉ trưa, hay bât cứ lúc nào đó trước khi đi ngủ bạn có thể lôi ra để ôn lại các khái niệm. Cá nhân mình không dùng đến flashcard trừ tháng cuối cùng , nhưng nó lại rất hữu ích khi não bạn đã khá mệt khi phải đọc cả quyển sách, bạn cũng đã hiểu căn bản nhiều thứ rồi. Vấn đề là reinforce và sắp xếp lại với nhau. Make it fresh and fresh.
o Logged hours: Target của mình là ít nhất 250 giờ. Tuy vậy khi start vào tháng 1,thời gian học của mình ban đầu khá ít, mỗi ngày cố gắng 1 tiếng, 1 tiếng rưỡi, 2 tiếng. Nhiều khi vừa học vừa chit chat hay web vì bạn biết đấy, cảm giác còn tận 5 tháng nữa nó tempting lắm, dễ khiến người ta bị cuốn trôi đi các thú vui khác. Nhưng khi mình pass level 1, mình nhận ra Persistence matters ( L1 mình có 8 môn > 70% với 2 môn weight thấp nhất trong range 50-70). Thói quen nếu không xác lập từ bây giờ, thì sẽ rất khó xác lập trong vài tháng tiếp theo. Bạn sẽ quen đi chơi sau giờ làm, nằm xem TV, đọc truyện hơn là ngồi vào bạn học. Nếu bạn có thể sắp xếp giờ học vào buổi trưa 1 tiếng, buổi tối 1 tiếng thì còn tốt hơn vì sẽ bớt làm cho não bị mệt , tinh thần cũng bị oải. Mình sử dụng một file excel sheet để log giờ họ cmỗi ngày mấy tiếng.
Nếu muốn có file này để track hours bạn có thể đăng ký vào Free library resources và access file tại đây
. Đến cuối tháng 4 hình như thời gian học của mình cũng không quá nhiều nên mình phải push học bù. Ví dụ hôm nay nghỉ 1 tiếng, mai phải cố gắng bù lại , đừng nghĩ chỉ ngồi vào bạn học mới là học. Bạn ngồi đọc lại flashcard, hay đọc lại tóm tắt..cũng được tính nhé
o Quá trình học của mình tóm tắt như sau:
• Notes (2-3 tháng) -> In các câu hỏi của Scheweser trong software ra giấy để làm theo từng môn (nhưng mình chỉ làm đc 2 môn rồi stop, chuyển sang làm End of chapter (EOC) questions (1tháng) -> bắt đầu làm bài mock đầu tiên của Schewser (open booked exam) -> vừa làm vừa đọc lại các công thức, đây là thời gian rất quan trong để biến các kiến thức học thụ động thành bị động -> làm hết 3 mock của Schewsers, chữa cẩn thận, ghi lại các lỗi sai để hiểu các “trick” hoặc các kiến thức mình bị hổng ( very essenstial). Những gì bạn học qua lỗi sai trong exam sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn và không mắc lại nữa. -> làm tiếp 3 mock của Schewsers (bắt đầu timing nhưng vẫn cho phép open book at times) -> làm Offficial mock của CFAI 2009, 2010, 2011 trong thời gian 2 tuần cuối ở nhà (chia nhỏ ra, mỗi ngày làm một test), timed , và không open book hay notes. Trong quá trình đó liên tục ôn lại qua notes và curriculum để kiến thức sau khi bị hổng được “trám” ngay vào trong đầu. Review lại personal notes. Viết ra một bản công thức của tất cả các môn, review trên bản của mình thay vì đọc summary sheet của Scheweser (vì nói chung không đầy đủ).
• Mình gần như không đụng đến software của Schewer trừ ngày cuối cùng trước khi thi , vì nó không helpful lắm. (cảm giác sau khi làm sample questions).
• Key skills: cách đọc vignette, đọc qua câu hỏi đầu tiên, rồi đọc case và spot on key figure/fact rồi quay lại giải. Thông tin thường sẽ được cho thứ tự nên bạn không cần quá lo, Cứ đi từ trên xuống. Có điều ban đầu làm mock bạn sẽ thấy bỡ ngỡ, run run vì sao động đến phần nào cũng thấy lạ hoắc, cứ như mới. Phần này sẽ dùng công thức gì nhỉ? Nó hỏi thế là sao… chuyện đó bình thường thôi bạn đừng lo. Cá nhân mình cảm thấy vỡ vạc ra nhiều nhất là từ hồi bắt đầu làm mock, mình còn nghĩ biết thế start sớm hơn (nhưng mình trc đó chưa tự tin để sờ tới mock exam).
• 2 tuần trước khi thi: bạn nên xin nghỉ để tập trung hoàn toàn cho việc học, vừa học vừa làm sẽ rất distract và mình rất phục những ai có thể làm như vây. Cá nhân mình tuần cuối lên thư viện hoặc ở nhà , cố gắng đẩy khả năng hoạt động của não lên cao nhất. Và đúng như vậy , gần như lúc đó under stress, mình cảm thấy học rất nhanh, rất vào (every piece of the puzzle comes together). Bên cạnh đó có câu gì khó , mình lại post lên Analystforum để hỏi các candidate khác. Mình học được rất nhiều từ các câu hỏi của họ cũng như khi mình trả lời giúp các bạn ấy. Thêm nữa, khi join vào một community có chung concern, lo lắng, khúc mắc ý như mình, bạn sẽ thấy …tự tin hơn vì ô hóa ra mình còn học nhiều và tốt hơn các bạn í
Có một cái myth mình đọc từ Level 1, là các active members của analystforum hầu như đều pass. Nghe thì có vẻ hoang đường, nhưng nó có substantially fact-based, những người hay ra vào đó, hay đóng góp ý kiến, trả lời câu hỏi chứng tỏ là những người rất serious và commit với kỳ thi. Do vậy, việc họ pass cũng make sense phải không
Mình cũng là một active member và tự thấy mình rất serious, discipline về kỳ thi này hơn một số các thí sinh khác. Có thể vì do tính mình không thích nước đến chân mới nhảy, cũng không thích có một “marginal pass”. Mình chỉ luôn nói với bản thân thế này, mình có thể easy với bản thân một chút, học ít đi một chút, và hậu quả là có thể năm sau mình lại phải spend 6 tháng nữa go throuth this process AGAIN. Đó là cái mình sợ nhất. Hiện giờ mình đã học được 8, 9 phần, người khác có thể cũng học được ngần đó. Nhưng 8, 9 phần đó không có nghĩa gì khi không có thêm 2,3 phần extra. And that incremental efforts and time spending on the notes/mock…do matter and can affect your result in extremely opposite way. Vì thế, nếu ta đã cố gắng được 8,9 phần rồi thì thôi cố nốt. Đó là cách mình tự đẩy mình đi tiếp.
• Trong khi học sẽ có nhiều lúc bạn rất nản và muốn vứt hết sách vở đi, bạn sẽ tự hỏi liệu cái này có đáng thế không, mình có cần phải hi sinh quá nhiều thời gian vậy không…. Câu trả lời phụ thuộc vào bạn. Khi bạn đã đăng ký thi, quyết định thi, có nghĩa là ít nhiều bạn tin vào cái bạn đang làm. Chẳng qua đó là cách bản thân chúng ta đang cố “procastinate” và justify nếu ta fail. Đó là tâm lý rất bình thường ở con người. Lời khuyên của mình là nếu có thể bạn hãy nói chuyện chia sẻ với các CFA charterholder về giá trị họ thu được và giúp bạn nhìn rõ hơn bức tranh toàn cảnh. Hoặc ít nhất với các Level 3 candidate vì họ đã been there, done that, vửa trải qua những gì bạn đang trải qua; họ sẽ cho bạn những lời khuyên và động viên tích cực cũng như kinh nghiệm khi thi.
Bottom line mình sẽ tóm gọn ở một vài ý như sau:
• Kiên trì và kỷ luật. CFA không phải cái gì cần trí thông minh quá cao siêu mới có thể crack được. Nhưng nó là một trong những kỳ thi hiếm hoi đòi hỏi sự tập trung và kiên trì cao độ, cũng như khối lượng thông tin khổng lồ. Thái độ và phương pháp học quan trọng hơn chỉ số IQ.
• Lặp đi lặp lại. Đọc lại notes ít nhất 2 lần. Đừng nghĩ đọc 1 lần mà bạn sẽ nhớ được. Bạn nên đọc notes 4 lần trong 5 tháng, sẽ có tác dụng hơn đọc round 1 trong 3 tháng ( dù sâu dù hiểu đến mấy) và vòng 2 trong 2 tháng. Hiểu cách xử lý thông tin của não bộ, sẽ giúp bạn chiến thắng. Mình có nhớ một câu của 1 bạn nôm na thế này : I gotta do it again and again until I cannot bear the sight of it. Chúng ta không có nhiều thời gian có thể không cần đẩy đến mức extreme như vậy. Nhưng bạn cần hiểu bài và hiểu cách thu thập dữ liệu để đến khi vào phòng thi, bạn sẽ thấy tự tin khi nhìn 1 vignette, biết ngay nó ở phần gì, đòi hỏi công thức nào. Đó là kết quả của cả một quá trình , không phải ngày một ngày hai.
• Bắt đầu học ethics từ tháng 4: Ethics không nhất thiết phải học sớm, vì khả năng cao bạn sẽ quên và bị mất feeling, thời gian học ethics nên dành cho Equity + FRA thì tốt hơn. Vì incremental performance thanks to incremental time spent on these two subjects are way higher than Ethics. Be smart in spending your time!
• Đừng bao giờ quên, có thể vì bạn cố thêm một chút nữa, mà bạn sẽ pass và tiết kiệm cho cuộc đời bạn thêm 6 tháng ròng rã và painful nữa. Đừng chặc lưỡi đi chơi 5, 6 ngày khi kỳ thi đã gần kề. Bạn đã chấp nhận vào cuộc chơi thì hãy try your best. Nếu không, công sức tất cả của bạn sẽ bị bỏ phí.
• Không ai biết CFA institute sẽ hỏi concept gì, vì vậy hãy học nhiều nhất có thể. Số câu hỏi giảm một nửa so với Level 1 có nghĩa mỗi câu trả lời sẽ có sức nặng gấp đôi. Đừng take the risk of ignoring a part nếu có thể.
• Trong 2 tháng cuối, hãy cố gắng học mọi lúc mọi nơi.
• Trong 1 tháng cuối, hãy học thật căng trong tuần đầu tiên, tuần sau giảm cường độ để mình không bị quá tải. 2 tuần cuối peak your brain to the highest level.
• Bạn nên nói trước với người thân, bạn bè về ý nghĩa của kỳ thi và mức độ commit của mình để có được sự support, vì điều đó vô cùng quan trọng. Sẽ có lúc bạn thấy như cô đơn vì không ai hiểu, đôi khi còn bị mỉa mai dè bỉu “học nhiều làm gì, các đại gia ngoài kia có học nhiều đâu mà vẫn kiếm được tiền, ở VN đầu tư cần gì CFA”.. Họ nói đúng. Và trước khi bạn học, chắc hản bạn cũng biết điều đó. Nhưng đừng để nó làm bạn lung lạc. Giữ vững tinh thần khi kỳ thi đến gần quan trọng hơn bạn tưởng vì nó sẽ là driving force để bạn đi tiếp.
Chia sẻ cá nhân
Cá nhân mình sau khi học và hiểu, mình cảm thấy rất tự tin , và rất vui. Bỏ qua những mệt mỏi căng thẳng, mình thấy việc tự học tự thân nó đã là một niềm vui khi ta hiểu thêm và hiểu sau về các practice trong tài chính đầu tư. Kiến thức sẽ là của bạn , đi theo bạn cả đời. Vì vậy hãy dừng e dè ngại ngùng, “mất tận 6 tháng cuộc đời..”, bạn còn trẻ còn hoài bão, vì thế đây là lúc tốt nhất để học. Đừng bỏ phí. Trái ngọt đang chờ bạn ở phía cuối con đường

Hôm đi thi cả buổi sáng và buổi chiều mình đều làm bài xong trước 45 phút, xong ở đây có nghĩa là mình đã thấy comfortable tương đối và quay lại check những câu mình không sure, hoặc sẽ tốn nhiều hơn 5 phút để giải quyết. Mình quay lại vòng 2 và phát hiện ra 1 số lỗi sai, một vài câu lúc đó tự dưng nghĩ ra cách làm khác. Khi bạn làm trước thời gian, bạn sẽ ít khi screw up và nhầm lung tung , bị cuống lên( như TH xảy ra với bạn mình). Timing is key! Hãy đảm bảo khi làm mock ở nhà bạn có thể thừa ra 10 phút. Rời phòng thi mình cảm thấy rất nhẹ nhàng. Khá hài lòng với pace and performance của mình. Tự tin nghĩ chance để pass tầm 70%. 30% là mình đã quá tệ và đề quá tricky. Kết quả mình được 8 môn trên 70% (mình không ngạc nhiên), nhưng Ethics bị dưới 50%. Ethics là một phần mà bạn dù có học bao nhiêu cũng không thể 100% sure về câu trả lời, vì thế mình cũng khong lăn tăn nữa. Quant là một phần có weight thấp nhất. Mình cũng không thể nhớ là đã sai gì. Có thể vì mình kém Quant nên again, nó không làm mình buồn phiến gì cả
P/S :Tổng số giờ đã học của mình chắc tầm 350 hours.
P/SS: bạn hoàn toàn có thể tự học như mình, không cần đến trung tâm. Hầu hết mọi người đều như vậy, tại sao bạn không thể làm được? Học trung tâm có thể rất tốt nếu bạn có ít thời gian, và thích connect với các candidates khác. Cá nhân mình chưa học thử một trung tâm nào vì thấy sau khi đi làm lại học từ 6-9h tối thực sự không hiểu quả với mình.
P/SS: Để mình có kết quả hôm nay không thể không nhắc tới sự giúp đỡ và ủng hộ của 2 người bạn của mình, anh Việt, CFA và anh Đình, Level 3 Candidate.
Chúc các bạn thi tốt năm sau. Hy vọng những lời chia sẻ của mình có thể giúp được các bạn. Goodluck!
Nếu các bạn muốn hỏi thêm gì cứ để lại comment nhé.
Leave a Reply