Chào các bạn,
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog của mình. Có thể các bạn đã đọc qua một chút về mình, đây là một ngôi nhà nhỏ mà mỗi ngày mình đều cố gắng để chăm chút xây dựng nó với mong muốn chia sẻ hành trình và kinh nghiệm của mình giúp các bạn có các thông tin hữu ích trong các lĩnh vực : định cư ở Canada, học tập, quản lý tài chính, chụp ảnh.. Đó đều là những chủ đề mình yêu thích và chất liệu của blog này được lấy trực tiếp từ “chất liệu” cuộc sống của mình, không màu mè, không “show off”. Mình hy vọng tại đây các bạn có thể cảm thấy connect trực tiếp được với người viết, là mình, chứ không chỉ như một trong hàng ngàn website khác với các nội dung chung chung hoặc được dịch ra.
Trong bài viết hôm nay, mình muốn chia sẻ kinh nghiệm các bạn cách tự tạo blog theo các bước đơn giản, nhưng mình sẽ tập trung cả vào phần “thought process”, tức là phần tư duy đằng sau quá trình tạo ra website – điều mà mình ít thấy các kênh khác đề cập. Mình cùng bắt đầu nhé.
Tại sao bạn nên chọn làm blog
Nói qua một chút về mình, như các bạn đã biết, mình đang sinh sống ở Canada được một thời gian. mình dùng Facebook là chủ yếu và chưa từng nghĩ là mình lại có ý định lập một website riêng cho mình, vì mình nghĩ là Facebook là đủ tương tác rồi. mình cũng chưa và không có nhu cầu trở thành người nổi tiếng. Tuy nhiên Covid-19 ập đến. Thời gian mình ở nhà nhiều hơn. mình dành thời gian trên mạng nhiều hơn. Công việc của mình lúc bận thì rất bận, lúc có khi lại rảnh. Tuy nhiên cuộc sống chỉ trong 4 bức tường và công việc và mùa đông quả thật nhiều lúc buồn chán.
Do vậy mình quyết định bắt đầu làm podcast (các bạn có thể nghe podcast của mình – mình sẽ viết về hành trình bắt đầu làm podcast ở một blog khác) Sau khi có podcast mình lại nghĩ thêm, có lẽ mình thử làm một website của mình nhưng không mang tính “nhật ký” nữa, mà mình nên xây nó thành một ngôi nhà tử tế. Thứ nhất, để mình chia sẻ các bài học , những kinh nghiệm của mình với mọi người. Thứ hai, để mình có một ngôi nhà chính thức của mình thay vì phụ thuộc vào Facebook vốn là chỗ thuận tiện để chia sẻ ảnh, những status ngắn hơn là những bài viết nghiêm túc và có chiều sâu.
Vậy Blog là gì? Blog là một dạng những bài viết chia sẻ nằm trong website. Có những website tập trung chỉ làm blog (chia sẻ kiến thức, nhật ký cá nhân), có những website được lập ra với mục đích bán khóa học, bán sản phẩm và blog chỉ là một phần phụ trong đó giúp giải đáp thắc mắc hoặc “drive traffic”.
Để vận hành một website ở dạng thứ hai tốn công hơn nhiều so với dạng blog thông thường.
(Website này của mình vừa phát triển blog và e-commerce song song)
Website / blog khác gì với mạng xã hội
Website không nhất thiết tồn tại exclusive với Facebook hay các kênh mạng xã hội khác, chỉ là cách vận hành và lý do tồn tại của chúng khác nhau:
- Website/ Blog lưu giữ tất cả các bài viết, thông tin theo một trật tự ngăn nắp, rõ ràng và chỉn chu. Nó giống như một ngôi nhà, một khu vườn riêng của bạn. Với tên miền riêng của bạn. Nó nói lên: bạn là ai. Thông tin trên website thông thường cho cảm giác “độ tin cậy” cao hơn là một vài status vu vơ trên FB
- Kiếm tiền bằng blog: nếu bạn nghĩ blog đã chết (như mình ngày trước) thì bạn đã nhầm. Blog đã quay trở lại (make a comeback) và lợi hại hơn xưa. Ngày nay có rất rất nhiều cách kiếm tiền và tăng thu nhập thụ động qua blog (chi tiết cụ thể mình sẽ viết sâu hơn vào một bài khác)
- Xây dựng hình ảnh và thương hiệu cá nhân qua blog: Có thể bạn lập blog ra không nhất thiết muốn kiếm tiền từ blog trực tiếp mà thông qua đó bạn xây dựng một thương hiệu cá nhân , như một chuyên gia, một KOL về một hoặc vài lĩnh vực nào đó. Các cơ hội sẽ dần dần đến (một cách gián tiếp- ví dụ lời mời hợp tác viết sách, hoặc nói chuyện nếu những bài viết của bạn đem lại giá trị cho cộng đồng và thu hút được một lượng độc giả nhất định.
- Facebook/Instagram/ Mạng xã hôi: nơi để tăng tương tác, chia sẻ những thứ thường nhật, casual. Điểm yếu của FB là thông tin dễ trôi và bạn bị phụ thuộc vào FB platform 100%. Nếu FB có thay đổi chính sách hoặc algorithm thì lượng tương tác của bạn cũng giảm. Đường URL của FB cũng khó nhớ hơn website rất nhiều. Ngoài ra mình muốn nhấn mạnh là mức độ tập trung của người đọc đối với một FB post cũng thấp hơn nhiều so với website/blog. Khi bạn đọc post trên Facebook, tay chúng ta vừa đọc vừa lướt, tâm lý là đọc nhanh đọc vội, hết bài này đến bài khác. Còn khi đọc blog, người đọc thường đọc chậm lại, suy nghĩ sâu hơn. Có thể nói blog là nơi dành cho “deep reading”, “slow reading” hơn là Facebook.
Cách lên ý tưởng và tìm niche cho blog
Đối với bạn, trước khi bắt tay làm website “cho có” như mọi người, có một số câu hỏi bạn nên đặt ra với bản thân mình:
- Tại sao mình muốn làm website? (ví dụ: làm vì muốn chia sẻ suy nghĩ theo dạng nhật ký như blog, vì muốn xây dựng thương hiệu bản thân và trở thành KOL (tăng thêm thu nhập qua các kênh thu nhập bị động + chủ đông), vì muốn xây dựng cửa hàng e-commerce hoặc bán dịch vụ (tư vấn, tour, dạy tiếng anh)
- Định hướng của website của mình là gì? Ý này sẽ liên quan trực tiếp và mật thiết mình ý ở trên. Đó là một lĩnh vực / chủ đề mà bạn muốn tập trung khai thác.
- Thị trường ngách của mình là gì? Câu hỏi này sẽ phù hợp nếu bạn xác định làm website với mục đích thương mại (nói cách khác: đó là kiếm tiền). Để trả lời câu hỏi này vừa dễ vừa khó. Dễ ở chỗ bạn có thể tự liệt kê ra các điểm mình khá/giỏi. Khó ở chỗ bạn phải xác định đây là thị trường có nhiều sự cạnh tranh chưa? Thị trường có nhu cầu về mảng này không? Nếu thị trường khá bão hòa thì bạn có điểm gì khác biệt (nói cách khác value proposition của bạn là gì?)
- Đối tượng độc giả là ai? Học sinh sinh viên, nam, nữ, mẹ bỉm sữa, etc.
- Bạn có sẵn sàng đầu tư thời gian và công sức chăm chút cho website đi đường dài không? Duy trì website cực hơn Facebook vì các tùy chỉnh không nhanh và gọn nhẹ như Facebook. Đây cũng là một điểm các bạn cần lưu ý.
Quá trình này có thể nhanh hay chậm phụ thuộc vào bạn và sở thích/ kiến thức/business sẵn có của bạn. Nếu bạn chưa có business nào, cũng chưa có ý tưởng cụ thể nào thì có thể sẽ cần suy nghĩ một thời gian và tìm hiểu “thị trường” , bạn cũng có thể test ý tưởng bằng cách chia sẻ với các nhóm/bạn bè để họ cho ý kiến. Bạn có thể brainstorm các ý tưởng trên một tờ giấy như sau:
Vẽ 3 vòng tròn giao nhau tại 1 vùng (giống Venn diagram)
Vòng tròn 1: liệt kê tất cả các ý tưởng mà bạn thích, đam mê
Vòng tròn 2: liệt kê các ý tưởng mà bạn thấy mình có khả năng làm được ( giỏi thì càng tốt)
Vòng tròn 3: liệt kê các điểm mà bạn thấy xã hội có thể cần
Vùng giao nhau của 3 vòng tròn này là sweet spot : bạn được làm cái bạn thích và có khả năng làm, và đó là cái xã hội cần.
Các platform làm blog / website cho người mới bắt đầu
Để làm website có nhiều cách, từ đơn giản mình phức tạp hơn, từ rẻ mình đắt. Tuy nhiên hãy yên tâm nếu bạn không biết code. Không cần biết code mới làm được website.
- Nếu bạn muốn làm blog thôi và không cần tên miền riêng: xin mời dùng dịch vụ của wordpress. Ưu điểm là nhanh gọn lẹ, template có sẵn. Nhược điểm là bạn không có tên miền riêng và phải “đính kèm” chữ wordpress đằng sau.
- Nếu bạn muốn công việc gọn nhẹ, template đa đạng và nhìn pro: các bạn có thể tham khảo wix.com . Trang web này hỗ trợ việc tạo website chỉ với kéo và thả. Tuy nhiên bạn sẽ phải trả phí hàng tháng, rẻ nhất là $5/tháng. (thông tin các gói khác tại đây https://www.wix.com/upgrade/website) .
- Một lựa chọn khác tương tự nhưng rất phù hợp với nền tảng e-commerce là Shopify. Điểm mạnh là Shopify hỗ trợ người dùng rất tốt và tập trung vào xây dựng bán hàng. Nếu bạn muốn mở một gian hàng chuyên nghiệp tử tế và streamline cả quá trình, bạn nên cân nhắc. Bù lại Shopify cũng thu phí hàng tháng với nhiều gói dịch vụ khác nhau và mức hỗ trợ khác nhau.
- Nếu bạn muốn làm website kèm blog và thêm các dịch vụ hoặc bán hàng và muốn tùy chình nâng cao thì bạn nên sử dụng WordPress platform và mua các template hay ho. Đây cũng chính là cách mình đã dùng để tạo www.monsoleil.ca và www.minhandlife.com như các bạn thấy đây. Điểm mạnh của phương pháp này là khả năng tùy chỉnh cao, bạn thay đổi được các tính năng như ý muốn và ngoài kia có vô vàn template cho bạn lựa chọn. Bạn cũng không phải biết code mới cài đặt được. Một khi website được set up thì bạn sẽ gần như xong việc và thoải mái tập trung vào content thôi. Tuy nhiên đó cũng là điểm cần cân nhắc vì bạn sẽ tốn kha khá thời gian giai đoạn đầu đề tìm mua theme, cài đặt và tùy chỉnh theme. Nếu bạn thấy khó cần một người cầm tay chỉ việc và support dễ dàng về cách viết, cách SEO, mình rất recommend khóa học làm website này mà mình đã và đang học( https://bit.ly/3zTOo80). Kiến thức rất nhiều và rất thực tiễn, không chỉ về việc cài đặt website mà còn làm sao kiếm tiền từ website . Có một vài clip học miễn phí nên bạn cứ xem thử có hữu ích không nhé.
Quay lại với việc làm web của mình, mình vừa học vừa thực hành, mình vừa quyết tâm làm một cái website cho tử tế. Phải nói thật là quá trình tự làm , thử và sai và thử chỉnh sửa rất mất nhiều thời gian. Tuy nhiên cái mình tự hào đó là mình đã không chờ học hết khóa học mà bắt tay vào làm luôn. mình hiểu cái giá của sự “procrastination” – cứ lần lữa hoài thì sẽ càng ngày càng ngại.
Nếu bạn cũng đang chần chừ như mình được trước thì có lẽ bạn nên thử tự đặt lại câu hỏi tại sao. Nếu lý do của bạn đủ lớn (dù là mục đích kiếm tiền hay không), cách tốt nhất để hoàn thành chính là bắt đầu 1 bước đầu tiên. Dù đó là bước gì thì cũng sẽ đem lại cho bạn cảm giác tự tin và vui vẻ để bạn tiếp tục hành trình. Một số bước nhỏ các bạn có thể làm ngay ở giai đoạn đầu đó là:
- Suy nghĩ về chủ điểm và mục đích của website và chọn 3 ý tưởng bạn thấy hứng thú nhất (có thể dùng giấy note để brainstorm ideas và lọc dần ý tưởng.)
- Chọn tên miền. Bạn có thể test các tên miền bạn ưa thích bằng cách vào trang này https://www.name.com/domain/search xem tên miền này có còn không. Nếu không còn bạn nên sửa lại xíu nhé.
- Thiết kế logo: bạn có thể tự design, vẽ rồi scan lên và nhờ bạn bè hoặc thuê freelancer hoàn chỉnh cho bạn, hoặc thuê freelancer thiết kế cho bạn, hoặc lên CANVA chọn các logo mẫu bạn thích rồi chỉnh sửa lại. Trên Etsy cũng có rất nhiều logo template nhìn đẹp và chuyên nghiệp giá tầm 25-50$ thôi. Mình cũng đã từng mua vài logo trên đó, họ support rất nhiệt tình
Quá trình này từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn thiện web có thể kéo dài từ 1 tuần đến 1 tháng hoặc hơn, phụ thuộc vào thời gian mỗi ngày bạn dành cho nó, mức độ cam kết và mức độ phức tạp của website bạn muốn làm.
Hy vọng những chia sẻ ở trên của mình có ích với các bạn. Nếu bạn có set up được website cho mình thì chia sẻ với mình nhé.
Hi there, thanks for reading ! If you're interested in exploring more of my website, be sure to check out my other blog categories, where you'll find a wealth of information on a variety of topics. And if you're looking for some personalized guidance on mindset or money management, I'd love to help. Feel free to reach out to me for coaching services. I'm here to support you on your journey to living an intentional life. If you want to take your financial journey to the next level, and make extra income? Sign up for our free 7-day blog course and sign up to access to our free resources library (link below) ! It's packed with tips, tools, and templates to help you achieve financial freedom. Sign up now and let's make it happen!
Leave a Reply