Trong những ngày gần đây khi sử dụng một nền tảng mới là Threads, tôi đã thoát ra khỏi bubble Facebook của mình để nghe và nhìn thấy nhiều ý kiến trái chiều về mọi khía cạnh.
Trong đó có một câu hỏi mà tôi có thể đồng cảm được đó là:
Ở nước ngoài lâu rồi nhưng luôn cảm thấy trống rỗng và boring, mình có nên bỏ về Việt Nam không?
Câu hỏi này thường hay gây ra nhiều ý kiến trái chiều, vì sao?
Rất nhiều người ở Việt Nam chưa từng ra nước ngoài sống thường bĩu môi chê câu này là “ngu”, dốt.
Bao người muốn đi mà sao nay lại muốn về?
Với tôi câu hỏi “bao người muốn đi nay lại muốn về là một câu hỏi thể hiện ít nhiều tư duy một chiều.
Đó là: ở nước ngoài chắc chắn sướng.
Ở Việt Nam chắc chắn khổ.
Chấm hết.
Tôi không trách những tư duy này vì chúng ta từ bé đến lớn đa phần chỉ được học và dạy về tư duy một chiều như thế này.
Nên không lạ là trong xã hội vẫn còn nhiều người tư duy như vậy
Cũng không phủ nhận thực tế là Xã hội Việt Nam đặc biệt ở vùng nông thôn còn nhiều người khổ
Tâm lý mọi người (ở đâu cũng vậy) là cỏ bên đồi thì luôn xanh hơn.
Nhưng thực tế có phải vậy không?
Câu trả lời, chắc sẽ không làm thỏa mãn nhiều người.
Thực tế là KHÔNG CÓ CÂU TRẢ LỜI CHUNG nào cả.
Lựa chọn nào cũng có trade-off và có pros and cons.
Tôi tin rằng ai muốn đi cũng đều có lý do chính đáng. Và ai muốn về cũng vậy.
Nếu bạn nhìn lại tháp Maslow, chúng ta có 5 tầng nhu cầu khác nhau.
Khi những tầng thấp được đáp ứng thì chúng ta có nhu cầu lên những tầng cao hơn.
Ở nước ngoài không có gì mà ở Việt Nam lại có?
Trong bài này tôi xin chia sẻ một góc nhìn từ cuộc sống ở Canada và Việt Nam
Ở nước ngoài như Canada có không khí trong lành, hoa lá cây cỏ, trẻ con đi học ít bài vở, miễn học phí..
Nhưng..
Ở Canada chi phí cuộc sống ngày càng đắt đỏ. Tiền lương rất thấp so với Mỹ. Thị trường việc làm nhỏ và hẹp, mọi người phải cạnh tranh rất cao với immigrants.
Rất nhiều người Việt Nam qua đây không tìm được công việc văn phòng như ý , hoặc có thể tìm được mà tiền lương quá ít ỏi, họ chọn đi mở tiệm Nail, mở nhà hang, hoặc làm Real estate agent hỗ trợ người Việt Nam đến sau
Về bản chất là phục vụ cộng đồng của mình chứ không hẳn “integrate” vào cuộc sống văn hóa sở tại
Thời tiết thì 6-7 tháng lạnh lẽo u ám , ra đường bão tuyết chỉ muốn về nhà.
Đến một lúc nào đó chắc hẳn có một số người sẽ cảm thấy chán ngán cuộc sống quay đi quẩn lại chỉ có đi làm , về nhà, cuối tuần đi chợ nấu cơm cho tuần sau..
Ở Việt Nam có người giúp tận nơi, có bạn bè gia đình, có những món ăn ngon mà trái tim những người xa quê luôn thổn thức…
Chính tôi đã bị trầm cảm nặng mùa đông vừa rồi ở Canada, nếu bạn chưa trải qua cảm giác đó thì chăc bạn cũng khó hình dung được trầm cảm vì thời tiết là như thế nào.
Những triệu chứng đó hoàn toàn biến mất khi tôi ở Việt Nam.
Thực tế là cuộc sống ở Canada không màu hồng như nhiều agency cứ tô vẽ ra. Hệ thống y tế cũng rất kém và chậm.
Tôi nghĩ Canada phù hợp với những người: hoặc là quá giàu, không phải lo đi làm, hoặc có passive income, họ sang đấy vì con cái nhưng thu nhập vẫn đến từ Việt Nam, hoặc là những người chấp nhận cuộc sống đơn giản đến mức “đơn điệu”, họ chịu được thời tiết giá lạnh, không phiền khi phải xúc tuyết , không phiền khi mất 6-7 tháng ở trong nhà, không bị trầm cảm vì thời tiết
Còn những người không nằm trong nhóm trên có thể họ sẽ thấy Canada/hay Mỹ quá buồn quá đơn điệu.. Họ tin vào bản thân và tin vào khả năng kiếm tiền ở Việt Nam hơn.
Sự thực là Canada không phải là một nơi dễ để kiếm tiền và làm giàu, vì mọi thứ quá quy củ rồi, luật phát và điều kiện làm business cũng khá là khắt khe, nên đa phần mọi người khá là hài long đi làm công ăn lương thôi. Bạn có làm nhiều thì càng trả nhiều thuế trong khi pressure trách nhiệm lại cao hơn 1-2 lần.
Do vậy, tôi hoàn toàn hiểu những người trẻ sau khi đã có quốc tịch Canada/Mỹ rồi họ muốn trở về Việt Nam để xây dựng sự nghiệp kinh doanh hoặc kiếm tiền, hoặc chỉ là ở bên gia đình.
Vì đến một lúc bạn sẽ thấy những thứ tự ưu tiên của mình thay đổi mà mình không hề để ý.
Cũng có thể như câu nói “Giang hồ chỉ là giang hồ vặt, nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà”
Những người “giang hồ” đi xa tứ xứ ấy một ngày bỗng nhận ra giá trị của hai chữ đồng bào, của mảnh đất nơi mình sinh ra, của sự thân thuộc của tiếng rao đêm, hàng bánh mỳ ngoài ngõ, cốc cafe nâu đá đậm đà..
Dù gì, tôi tin rằng việc có 2 quốc tịch và những trải nghiệm ở Mỹ/Canada hay ở nước ngoài không bao giờ là uổng phí. Những người có thể sống và survive and thrive ở nước ngoài họ có một bản lĩnh hơn những người chưa bao giờ xa khỏi Việt Nam. Cái bản lĩnh đấy sẽ giúp họ rất nhiều trong cuộc đời sau này.
Tôi tin họ đi đâu cũng sẽ thành công thôi.
Leave a Reply