(Trong bài viết tôi có sử dụng lẫn Anh Việt do thói quen hoặc do không tìm được từ đắt giá tương đồng, mong các bạn thông cảm nếu có thấy hơi khó chịu nhé)
Tôi đã có 5 năm kinh nghiệm làm việc tại Canada trong đó thời gian lớn tôi đã làm tại vị trí Senior Manager mảng Chiến lược tại 3 công ty rất lớn thuộc top đầu của Canada (một bộ phận tư vấn trong 1 công ty kiểm toán Big 4, một công ty Viễn thông công nghệ top đầu và một ngân hàng nằm trong Top 3 của Canada).
Lý do phải chia sẻ vậy vì những kinh nghiệm của tôi sẽ liên quan nhiều đến các big corporations và phản ánh văn hóa đặc thù của big corps. Với các bạn đã và đang làm cho chính phủ, cho NGOs, cho start-up hoặc công ty gia đình / nhà hàng, những đặc thù khác biệt tôi kể dưới đây có thể không hoàn toàn chính xác với trải nghiệm của bạn.
Một lý do khác đó là các công ty này có văn hóa và đòi hỏi có lẽ khắt khe và cao hơn mặt bằng chung, đặc biệt là team tư vấn chiến lược, nơi hội tụ toàn các elite và những người thông minh xuất sắc. Thực sự là tôi rất tự hào vì đã làm việc với họ và học hỏi nhiều từ họ. Nhưng cũng vì thế mà hành trình đi làm của tôi cũng để lại nhiều bài học mà tôi nhớ mãi không quên.
Cuối cùng, tôi muốn ghi lại một số điểm khác biệt thứ nhất là để cho bạn nào muốn tìm hiểu về văn hóa làm việc Bắc Mỹ (Mỹ và Canada có văn hóa làm việc khá giống nhau và Mỹ thì còn workaholic hơn) như thế nào, để các bạn chuẩn bị tinh thần nếu có định xin định cư, hoặc các bạn chỉ đơn giản là tò mò và chưa có cơ hội trải nghiệm.
Tôi là một người có high curiousity nên đây là câu hỏi tôi cũng rất muốn biết trước khi tôi sang, nhưng tìm hoài cũng không có ai chia sẻ ngày trước. Hy vọng sẽ có ích hoặc mua vui với bạn.
Boundary:
Boundary là một khái niệm hết sức rõ ràng ở đây, chúng ta đến đây để làm việc, kiếm tiền, không phải socialize và kết bạn. Vậy nghĩa là gì? Có nghĩa là mọi người coi nhau là ĐỒNG NGHIỆP, không phải kiểu BẠN BÈ như ở Việt Nam (từ đồng nghiệp chuyển sang giai đoạn bạn bè khá là dễ), còn ở đây khái niệm đồng nghiệp và bạn hoàn toàn khác biệt. Họ có thể rất nice và lịch sự trong giờ làm việc, nhưng sau giờ làm ai về nhà người đấy, không có đi ăn uống hang out gặp nhau cuối tuần (trừ khi là teambuiling event hoặc đặc biệt thân). Nếu ai đó mà mời bạn đến nhà ăn có nghĩa là họ thực sự quý bạn, việc mời về nhà (một nơi riêng tư đối với người phương tây- vốn coi trọng sự riêng tư) là một dấu hiệu đặc biệt thể hiện họ coi trọng mối quan hệ đó. Rất khó để kết bạn với đồng nghiệp theo đúng nghĩa bạn bè – It’s hard to know them on a personal level. Đa phần các mối quan hệ sẽ chấm dứt khi bạn nghỉ việc hoặc họ nghỉ việc.
Lunch/Nap:
Lunch: mọi người ăn uống nhanh gọn, các sếp thì càng hay skip lunch hoặc ăn muộn. Rất nhiều người ăn uống đơn giản, có khi ăn lát bánh mì tại bàn, bát salad nhỏ, có khi chạy đi mua đồ ăn trong 30’ rồi làm việc tiếp. Tại vì mọi người ưu tiên giải quyết xong công việc trong thời gian đi làm và hạn chế về muộn hoặc làm thêm ở nhà. Họp hành: đa phần bên này thích họp hơn Việt Nam, họp để bàn bạc, lấy ý kiến, thảo luận, tìm hướng đi chung (do đặc thù công việc của tôi là tư vấn nên có thể họp nhiều hơn bình thường một chút). Trước khi đi gặp Khách hàng họp, sau khi về họp, chuẩn bị proposal họp, họp để review proposal, họp để sửa, họp hàng ngày để brainstorm về project.. Cá nhân tôi thấy thời gian họp hơi quá nhiều làm ảnh hưởng đến thời gian thực tế làm việc (trừ hồi làm với công ty viễn thông).
Quan hệ giữa nhân viên và sếp: TÔN TRỌNG !
Sếp tôn trọng nhân viên và nhân viên tôn trọng sếp. Đó là mối quan hệ hai chiều, chứ không phải kiểu ở Việt Nam nhân viên thường khúm núm e dè còn sếp thì có thể thét ra lửa chửi bới nhân viên không ra gì (trải nghiệm của tôi). Dù là nhân viên tò te nhất mới vào gặp Partner cũng vui vẻ chào hỏi tự tin như bình thường. Về bản chất là hierarchy khá là mỏng chứ không tầng tầng lớp lớp như ở Việt Nam. Trao đổi công việc / giao việc: hoặc gặp mặt trực tiếp, hoặc qua email (số ít là tin nhắn nếu có chuyện gì emergency, nhưng tôi gần như chỉ gặp đúng 1 lần) nhưng họ không bao giờ sử dụng3rd party app như Zalo bắn tin chiu chíu em ơi làm cái này em ơi làm cái kia nhé như ở Việt Nam. Đây phải nói là một điểm hơi shock khi tôi thấy mọi người kể bây giờ mọi người toàn bàn việc qua Zalo. Ngay cả hồi trước khi tôi làm việc ở Việt Nam cũng luôn trao đổi qua email. Vì email thể hiện sự chuyên nghiệp, có thể track lại dễ dàng các điểm đã trao đổi, và đặc biệt email không tạo cho người ta áp lực phải trả lời ngay và luôn, điều này lien quan đến khái niệm boundary ở trên tôi đã chia sẻ.
Flexing:
Gần đây khi mới dùng Threads tôi để ý các bạn trẻ hay flex minh kiếm được bao nhiêu, hoặc hay than thở về công việc một cách publicly. Đây lại là một điểm khác biệt nữa, tôi chưa thấy đồng nghiệp nào của tôi share về công việc hay flex lương trên mạng XH. Mạng XH của họ đều chủ yếu share về gia đình đi chơi , rất hiếm khi nói về công việc, và flex về công việc là một đặc điểm hình như ở Việt Nam mới có (?)
Văn hóa trao đổi consent seeking:
Câu mệnh lệnh gần như không bao giờ được dung vì sẽ bị đánh giá là RUDE. Bạn sẽ không thấy có sếp nào nói kiểu “này, làm cái này cái kia đi nhé” hay “I need this by today”. Mà các sếp sẽ hỏi theo dạng câu hỏi “would you please do this”? Do you think you can take a stab at this report? “Do you think we can finish by 5pm today?” Rất lịch sự, even đằng sau họ có muốn bạn phải làm ngay và luôn, họ cũng không bao giờ nói thẳng mặt (có lẽ trừ các văn phòng luật sư khắc nghiệt như trong film Suit thì tôi cũng không rõ :D) . By the way người Canada chính gốc nổi tiếng lịch sự và indirect các bạn ạ. Các bạn Mỹ thì tùy vùng và cũng có vùng khá là thẳng tính nên khó generalize được hơn.
Consent-seeking communication is a cornerstone of healthy relationships and interactions in Western culture. It emphasizes mutual respect, equality, and personal autonomy. It’s about clearly communicating one’s desires and boundaries, and actively seeking permission before engaging in any physical, emotional, or sexual activity.
Office English:
chủ đề này thì chắc nói cả vài bài cũng không hết, nhưng tóm gọn lại là nó là một level rất khác với Tiếng Anh các bạn hay thấy nếu các bạn làm với người Trung quốc, Malaysia, Thailand, Singapore. Vì nó liên quan đến vấn đề văn hóa, cách tiếp cận vấn đề chứ không phải chữ nghĩa của tiếng anh. Thế nên nếu bạn có IELTS 8 mà bạn không rành cách giao tiếp thì bạn vẫn thấy “lost” và “confused” như thường. Đừng mang IELTS ra hỏi họ vì họ không biết nó là cái gì và cũng không coi nó là cái gì đâu .
Gossip:
gossip đa phần rất ít ở môi trường big corp và nó nếu có sẽ là theo dạng nói một hiểu mười, chứ không nói thẳng ra lồ lộ như ở Việt Nam (again, theo quan sát của tôi, tôi chưa hề nghe ai gossip về đời tư của đồng nghiêp hay nói xấu sếp cả). Mọi người đa phần rất ít kể về đời sống cá nhân như ở Việt Nam , nhưng khi họ đã có gia đình và đủ thân thì họ sẽ hay kể về chồng hay con cái của họ với một sự TỰ HÀO không giấu diếm, và đây là điểm tôi rất thích. Trong workplace ở Việt Nam, các sếp ít nhắc đến vợ con (và có cảm giác như là một sự phiền toái khi đem vào công việc), còn ở đây, tôi thấy rõ được sự tôn trọng và appreciation dành cho gia đình của họ và họ không ngại thể hiện ra với đồng nghiệp. Nếu bạn muốn cải thiện Office English/ Communication thì học ở đâu? Tôi ấp ủ một khóa học Office English taught by a native to non-native speakers để giúp các bạn “lên trình”, up your game” và sẽ chia sẻ thêm thông tin trong thời gian tới. Dự kiến đây là Curriculum của khóa học.
Hi there, thanks for reading ! If you're interested in exploring more of my website, be sure to check out my other blog categories, where you'll find a wealth of information on a variety of topics. And if you're looking for some personalized guidance on mindset or money management, I'd love to help. Feel free to reach out to me for coaching services. I'm here to support you on your journey to living an intentional life. If you want to take your financial journey to the next level, and make extra income? Sign up for our free 7-day blog course and sign up to access to our free resources library (link below) ! It's packed with tips, tools, and templates to help you achieve financial freedom. Sign up now and let's make it happen!
Leave a Reply